[Smarthome toàn tập] - Phần 1. Nhà thông minh là gì?

    Tôi còn nhớ, những năm 90s, tại Việt Nam, điện thoại là thiết bị xa xỉ, chúng được gọi tên telephone, không chỉ để nghe gọi mà nó còn để trang trí và kinh doanh từ những cuộc gọi đường dài thu phí. Những năm đầu 2000, điện thoại cầm tay cellphone phổ biến vì tính di động tiện dụng của nó. Nhưng từ những năm 2010 thì smartphone là danh từ mới của điện thoại. Và hiện nay, mọi người chỉ nói về điện thoại thông minh.

Không bị loại trừ trong sự phát triển của công nghệ, các vật dụng trong nhà cũng đang được gắn lên mình các từ “thông minh”, “smart” vì sự tiện nghi, đáp ứng được các nhu cầu nâng cao của người sử dụng. House hiện nay cũng đã được thay dần bằng smarthome, bởi vì nhà thông minh cũng là sản phẩm tất yếu của nền cách mạng công nghiệp 4.0.

Đã đến lúc chúng ta cần có cái nhìn thật tổng quan về nhà thông minh. Hãy cùng HomeQ Smarthome làm rõ nhé.

Bài khá dài, bạn có thể nghe audio bên dưới.

 

Nhà thông minh là gì

Nhà thông minh là gì? Các khái niện về Smart home cũ và mới.

Hiện nay, đã có rất nhiều bài viết nói về khái niệm nhà thông minh nhưng thực sự chưa đầy đủ. Chúng tôi xin phép tổng hợp lại và nêu những quan điểm riêng của mình cùng chia sẻ cho quý bạn đọc tìm hiểu và thảo luận.

[Tổng hợp một số chuyên gia cho rằng]: “Nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị các thiết bị thông minh có khả năng kết nối với nhau thông qua mạng truyền thông và tự động phản ứng lại với các mệnh lệnh của chủ nhà được gửi từ Smartphone hay bằng giọng nói. Bên cạnh đó, các thiết bị thông minh còn có thể cho phép người dùng lập trình để tạo ra những kịch bản khác nhau phù hợp với từng mục đích và ngữ cảnh. Nói một cách ngắn gọn hơn, đó là việc các thiết bị thông minh “nói chuyện với nhau” để tạo nên một kịch bản sống và triển khai kịch bản đó theo mệnh lệnh của chủ nhà.”

[Theo trang Wikimedia] “Nhà thông minh (tiếng Anh: home automation, domotics, smart home hoặc Intellihome) là tên gọi dùng để gọi tên các ngôi nhà, căn hộ, công trình xây dựng được trang bị, được cài đặt sử dụng các thiết bị thông minh nhằm mục đích giúp cho ngôi nhà trở nên thông minh hơn.”

[Hay theo như Hãng Lumi]: “Nhà thông minh là một bộ giải pháp giúp khách hàng điều khiển các thiết bị điện trong nhà như hệ thống đèn chiếu sáng, điều hòa, bình nóng lạnh, tivi,… thông qua phần mềm tích hợp trên điện thoại di động hoặc qua chính giọng nói của gia chủ.”

Với HomeQ Smarthome thì chúng tôi cho rằng: Nhà thông minh là ngôi nhà “tự” hiểu được chủ nhân nhất. Điều này có nghĩa nhà sẽ hướng đến là một con người, một quản gia chứ không còn là vật vô tri nữa. Và chúng tôi hướng đến tầm nhìn như vậy.

Lịch sử phát triển Nhà thông minh đầy thú vị.

Nói về lịch sử của Smart home chúng ta chắc chắn phải nói về lịch sử phát triển công nghệ của thế giới. Với những bộ óc thiên tài kết hợp các tác phẩm khoa học viễn tưởng vĩ đại, ngày nay chúng ta đã có những sản phẩm thông minh hướng tới tự suy nghĩ và ra quyết định cho chính nó. Đây là những thành tựu nổi bật theo thời gian.

Năm 1785, thiên tài Nikola Tesla đã điều khiển được cả con tàu qua chiếc remote đầu tiên, đặt nền móng cho các nghiên cứu sau này.

Nhưng mãi đến đầu thế kỷ 20, Cách mạng Công nghiệp mới mở đường cho việc phát minh ra các thiết bị gia dụng đầu tiên. Đây được coi là máy móc hiện đại chứ chưa thông minh nhưng chúng lại là những thứ làm thay đổi diện mạo ngôi nhà của thế giới ngày nay. Năm 1901, với sự ra đời của máy hút bụi đầu tiên, và liên tiếp trong vài thập kỷ tiếp theo, thế giới đã tung ra máy giặt, tủ lạnh, máy rửa chén và hàng triệu các thiết bị gia dụng khác mà đến nay chúng ta vẫn đang còn sử dụng.

Từ những năm 1930, các nhà phát minh đã bắt đầu tưởng tượng tới một ngôi nhà tự động. Nhưng thời gian này, công nghệ vẫn còn lạc hậu. Tuy nhiên, các khái niệm về thiết bị gia dụng thông minh và thiết bị điện tự động vẫn được giới thiệu tại hội chợ và triển lãm Quốc tế. Không ngạc nhiên khi khán giả bị lôi cuốn và say mê với các ý tưởng độc đáo này. Các tác phẩm khoa học viễn tưởng cũng từ đó nở rộ.

Năm 1950, Jack Kilby và Robert Noyce phát minh ra chip máy tính - nền tảng cho mọi công nghệ ngày nay.

Năm 1951, UNIVAC I, máy tính thương mại đầu tiên trên thế giới, được bán ra thị trường. UNIVAC I được xem là ông tổ của các điều khiển thông minh ngày nay, về cơ bản, tất cả đều là máy tính mini.

Năm 1964, Uniscope 300, một trong những màn hình máy tính đầu tiên lên kệ. Đây là cửa sổ tâm hồn cho mọi máy tính. Bạn thử tưởng tượng ngày nay bạn làm việc mà không có một màn hình hiển thị thì sao nhỉ?

Năm 1966, Được đánh dấu là mốc quan trọng của Smarthome hiện đại. ECHO IV là hệ thống nhà thông minh đầu tiên trên thế giới, được phát minh bởi Jim Sutherland. Khi đó ECHO IV đã có thể lưu trữ các công thức nấu ăn, tin nhắn chuyển tiếp, kiểm soát nhiệt độ nhà, tạo ra một danh sách tạp hóa và bật hoặc tắt các thiết bị. Tuy nhiên ECHO IV không được thương mại hóa. Đó là một điều đáng tiếc.

Năm 1969, DARPA giới thiệu ARPAnet, mạng đầu tiên trên thế giới - tiền thân của Internet hiện đại.

Năm 1975, cũng được đánh dấu là một bước tiến mới của Smarthome, giao thức truyền thông X10 do một công ty tại Scotland phát minh đã mở màn cho nhà tự động đi vào thực tế. X10 gửi tín hiệu 120 kHz (radio frequency - RF) lên hệ thống dây điện trong nhà đến các đầu ra của hệ thống. Các tín hiệu này truyền tải lệnh đến các thiết bị tương ứng, kiểm soát cách thức và thời gian hoạt động của thiết bị. Ví dụ: một máy phát có thể gửi tín hiệu dọc theo dây điện trong nhà, yêu cầu bật thiết bị vào một thời gian cụ thể.

Tuy nhiên, vì dây điện không được thiết kế đặc biệt chống nhiễu sóng radio nên X10 không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Các tín hiệu sẽ bị mất và trong một số trường hợp, các tín hiệu không vượt qua được các mạch chuyển nguồn như chuyển đổi giữa 220V về 110V. X10 ban đầu là công nghệ một chiều, do đó các thiết bị thông minh có thể thực hiện lệnh nhưng không thể gửi dữ liệu trở lại bộ trung tâm. Sau này, các thiết sử dụng giao tiếp X10 hai chiều cũng được sản xuất với chi phí cao hơn để đáp ứng nhu cầu.

Năm 1981, Tiền thân của công nghệ không giây (chuẩn 802.11) được tạo ra. Cũng trong thâp kỷ này, tự động hóa nhà cũng trở nên phổ biến, dưới dạng cửa nhà để xe, hệ thống an ninh gia đình, đèn cảm biến chuyển động, điều khiển nhiệt và công nghệ khác. Các bộ phim khoa học viễn tưởng về ngôi nhà thông minh cũng được cho ra lò. Thôi thúc các nhà khoa học và nhà phát minh tìm tòi nghiên cứu.

Từ những năm 1995, trở đi công nghệ máy tính, các giao thức truyền dẫn bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh để đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong các công trình mỗi ngày một đa dạng. Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết các chuẩn giao tiếp nhà thông minh phổ biến hiện nay.

Năm 2005, Công ty tự động hóa nhà Insteon xuất hiện, công ty đã giới thiệu công nghệ kết nối có dây và tín hiệu không dây. Các giao thức như Wifi, Zigbee và Z-Wave được đưa ra để giải quyết nhiều bài toán mà chuẩn giao tiếp cũ đang bị hạn chế.

Từ đây khái niệm Nhà tự động đã bắt đầu phổ biến tại các nước phát triển với nhiều hãng và thiết bị khác nhau. Giá thành cũng bắt đầu rẻ hơn.

Năm 2010, Nest Labs được thành lập và phát hành sản phẩm thông minh đầu tiên Nest Learning Thermostat vào năm 2011. Đánh dấu việc tự học của thiết bị áp dụng vào cho Smart home.

Tại Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện các nhà nghiên cứu và sản xuất thiết bị Điện thông minh trong nước. Các công ty thương mại bắt đầu giới thiệu các sản phẩm từ nước ngoài nhập về và triển khai cho các công trình lớn và siêu lớn.

Quý bạn đọc có thể xem chi tiết hơn ở phần 3 của seri này: Các hãng Nhà thông minh phổ biến hiện nay tại Việt Nam – Hàng nội và hàng ngoại.

Ngày nay, công nghệ nhà thông minh đã trở nên thông minh một cách đáng kinh ngạc nhờ vào trí tuệ nhân tạo - AI. Và bạn hoàn toàn có thể tin tưởng trong tương lai, Nhà sẽ thay thế quản gia và tự quyết định cho bạn những việc lặt vặt để bạn có nhiều thời gian cho những ý tưởng vĩ đại.

Lịch sử phát triển Nhà thông minh

Cách thức hoạt động của nhà thông minh có phức tạp không?

Nói không phức tạp thì chắc chắn không đúng rồi, vì Smarthome có thể được coi là tổng hợp của nhiều công nghệ hàng đầu hiện nay.

Đầu tiên phải kể đến là thiết bị đầu cuối, các thiết bị này đều dựa theo nguyên lý điện và điện tử cơ bản. Nhưng để hiểu được hết bo mạch trong thiết bị chắc chắn bạn phải trải qua nhiều năm nghiên cứu và học hành.

Kế đến các thiết bị sẽ được kết nối với nhau để cùng nhau hoạt động. Đã qua rồi cái thời mạnh ai nấy làm. Thời buổi kết nối và làm việc nhóm đã lên ngôi. Các thiết bị điện thông minh cũng vậy. Để ngôi nhà thông minh có thể hoạt động, các thiết bị cần được kết nối với nhau qua một giao thức (protocol), hay được ví như “ngôn ngữ” của các thiết bị. Các thiết bị thông minh trong smarthome có thể nói chuyện và hiểu nhau bằng một chuẩn ngôn ngữ riêng biệt cho từng hệ thống. Như đã đề cập phía trên, hiện nay có rất nhiều chuẩn có dây và không dây để áp dụng cho một hệ thống Smart home. Bạn đọc kỹ hơn ở phần 2 của seri này các chuẩn giao tiếp nhà thông minh phổ biến hiện nay

Tiếp theo là cách điều khiển hệ thống Nhà thông minh. Đây là lúc hưởng thụ thành quả sau bao nhiêu nghiên cứu vất vả thất bại rồi đến thành công. Theo HomeQ Smarthome tính sơ sơ sẽ có 6 level điều khiển cho hệ thống Nhà thông minh.

Level 1: Vẫn bật tắt thiết bị bằng tay như nhà thông thường. Điều này đảm bảo cho việc không phải ai cũng yêu và rành công nghệ để điều khiển nhà. Chúng tôi vẫn nói vui là “một công nghệ chẳng phụ thuộc công nghệ”.

Level 2: Đặt lịch để điều khiển từng thiết bị hay cả một ngữ cảnh thông minh. Ví dụ như: Đúng 6h sáng “Chào ngày mới” thì Nhạc remix bật max volume vừa chào ngày mới sôi động vừa đánh thức cả nhà dậy tập thể dục, rèm kéo ra cho nắng vào khỏi ngủ nướng, bình nóng lạnh bật để có nước ấm đánh răng rửa mặt, cây sẽ được tưới nhẹ…

Level 3: Các thiết bị tự động làm việc với nhau. Lúc này các thiết bị đã được liên kết nói chuyện và hiểu nhau như người trong nhà tạo thành một thể thống nhất.

Level 4: Điều khiển các thiết bị Smarthome từ xa qua remote với khoảng cách ngắn dưới 10m hoặc qua điện thoại ở bất kỳ đâu nếu tất cả được kết nối Intenet.

Level 5: Hệ thống Điện thông minh sẽ được điều khiển qua giọng nói hoặc ý nghĩ của chủ nhà. Level này đã có sự can thiệp của AI tuy nhiên chưa hẳn thực sự thông minh. Hiện nay các hãng Big tech như Google, Amazon, App, Samsung … đã cho ra đời các trợ lý ảo có thể hiểu được bất kỳ ngôn ngữ nào của con người để đưa vào điều khiển Smart home. Nhưng về bản chất Nhà thông minh vẫn phụ thuộc vào sự điều khiển của con người.

Level 6: Level cao nhất mà cho tới hiện nay cũng chưa có hãng nào dám đứng ra vỗ ngực xưng danh có thể làm được. Đó là Nhà tự học thói quen của gia chủ, tự suy nghĩ và tự ra quyết định những việc trong quyền hạn một cách mượt mà. Có thể đây sẽ là xu hướng hướng tới của tất cả các hãng Smarthome. Chúng tôi nghĩ, với trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine learning  ngày càng phát triển, các nhà phát triển nhà thông minh sẽ tích hợp được công nghệ mới này vào hệ thống Smart home sớm thôi.

Như bạn thấy đó, kể ra đúng phức tạp, nhưng phức tạp này chỉ dành cho người nghiên cứu và phát triển. Còn với người dùng thì xin bạn cứ hãy an tâm. Hệ thống Smart home hàng ngày vẫn được nâng cấp cải tiến để dễ dàng sử dụng cho người dùng nhất. Các app và web đều được viết rất thân thiện, những người mới dùng lần đầu cũng có thể thao tác dễ dàng. Đó mới là hướng đến của công nghệ Smart home.

Cách thức hoạt động của Nhà Thông Minh

Nhà thông minh sẽ làm được gì cho gia đình bạn?

Khi bạn đã tìm hiểu Nhà thông minh và bỏ một khoản tiền để đầu tư thì chắc chắn là nó phải có lợi ích nhất định. HomeQ Smarthome xin liệt kê một số lợi ích hàng đầu nhìn thấy ngay được. Ngoài ra hệ thống Smart home cũng rất tùy biến và linh hoạt, bạn sẽ thấy nó còn có nhiều lợi ích hơn những gì viết ra đây.

  • Tiện ích thông minh.

Những thiết bị điện thông minh ứng dụng công nghệ hiện đại nhất. Hệ thống sẽ tự động kích hoạt hoạt động thông minh vì vậy sẽ làm giảm bớt khối lượng công việc cho con người. Sử dụng công nghệ thông minh, bạn dễ dàng kiểm soát và xem những gì đang diễn ra trong nhà của mình. Ngay cả khi bạn không ở đó mà chỉ sử dụng điện thoại, máy tính.

  • Tiết kiệm năng lượng.

Bạn không còn phải chi trả hóa đơn điện quá mức do quên tắt điện, nước, máy lạnh… khi đi làm. Bạn nay đã có thể theo dõi, quản lý và điều khiển tất cả các thiết bị mọi lúc, mọi nơi rồi mà. Theo thống kê của ABB News bạn giảm đến 75% chi phí lãng phí điện do quên tắt thiết bị.

  • Giải trí thông minh với niềm vui trọn vẹn.

Việc kết hợp giữa âm thanh cùng hình ảnh, bạn sẽ có thời gian thư giãn thú vị cùng người thân và bạn bè. Bạn có thể tùy ý điều khiển ngôi nhà theo ý thích và tận hưởng cảm xúc thăng hoa. Lắng nghe giai điệu bài hát quen thuộc ở bất kỳ không gian nào trong ngôi nhà với hệ thống âm thanh crown sound.

  • Đảm bảo an toàn an ninh cho toàn bộ căn nhà.

Nhà thông minh tất nhiên là phải an ninh. Hệ thống An ninh thông minh cho bạn khả năng kiểm soát an toàn căn nhà 24/7. Những thiết bị như camera thông minh, cảm biến báo mở cửa, cảm biến chuyển động, cảm biến vượt rào, kính vỡ… tạo ra nhiều lớp bảo vệ và được kết nối trực tiếp với điện thoại. Khi có bất kỳ sự cố xảy ra, ngay lập tức hệ thống thông báo đến điện thoại cho bạn. Từ đó cho bạn xử lý tình huống ngay lập tức.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa các thiết bị thông minh giúp tối ưu hóa an toàn cho căn nhà bạn. Phòng chống nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn từ các thiết bị: quên tắt bếp đang đun, rò rỉ khí ga…

  •  Nâng tầm đẳng cấp cho ngôi nhà, tạo sự sang trọng xa hoa.

Điều này chúng tôi cũng phải nhắc đến bởi vì thực sự là có như thế. Ngày nay các thiết bị Điện thông minh được thiết kế rất đẹp. Các hãng đều thiết kế bắt mắt với các chi tiết tinh xảo. Nhất là các công tắc được thiết kế mặt kính bóng loáng, các viền được bo cong mềm mại và có thể được mạ vàng. Vì vậy, thiết bị không chỉ dùng điều khiển thông thường mà còn dùng để trang trí tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.

Những giải pháp phổ biến nào của Smart home đang được sử dụng?

HomeQ Smarthome xin lược ra vài giải pháp phổ biến sau đây đang được ứng dụng khá phổ biến hiện nay. Còn cụ thể hơn nữa xin vui lòng xem chi tiết bài viết Phần 5 của seri này Các giải pháp Nhà thông minh

  • Hệ thống chiếu sáng tự động và thông minh.
  • Hệ thống an ninh, cảnh báo an toàn.
  • Hệ thống Camera thông minh
  • Hệ thống giải trí (âm thanh đa vùng, đèn LED 16 triệu màu nháy theo nhạc…)
  • Hệ thống điều khiển các thiết bị gia dụng ( rèm, cổng, cửa, điều hòa, tivi, bình nóng lạnh, robot hút bụi, tủ lạnh,…)
  • Hệ thống tưới sân vườn tự động ( phù hợp với các biệt thự, nhà vườn…)
  • Hệ thống điều khiển bằng giọng nói.

Nhà thông minh HomeQ cũng cấp trên 20 giải pháp dịch vụ chi tiết trong Smart home. Vui lòng xem tại Dịch vụ của HomeQ

Những giải pháp phổ biến nào của Smart home

Cần có những gì để làm nên một hệ thống Nhà thông minh hoàn chỉnh?

Đây là câu hỏi mà thực sự nhiều người vào đây đọc và muốn biết ngay. Chúng tôi cũng xin bật mí luôn. Hệ thống smarthome như đã nói có rất nhiều cách thức giao tiếp. Ứng với mỗi giao thức thì thiết bị sẽ khác nhau.

Nhưng…

Chung quy lại cũng sẽ có 2 thành phần chính, gồm:

  • Phần cứng vật lý: Đó là các thiết bị vật lý trong hệ thống nhà thông minh như là công tắc, đèn, motor, cảm biến, camera, loa, bộ trung tâm, tủ điều khiển…. Tùy theo mỗi hãng, mỗi giao thức và giải pháp bạn mong muốn áp dụng cho nhà mình mà lựa chọn những loại thiết bị cho phù hợp. Bạn có thể theo dõi bài viết phần 7 của Seri này Hướng dẫn lựa chọn các thiết bị Smarthome phù hợp nhu cầu
  • Phần mềm, ứng dụng: Đây là nơi giúp bạn quản lý hệ thống Nhà thông minh của mình. Nó có thể là App trên smartphone, tablet; webapp hay software trên Laptop, PC. Các ứng dụng này có thể giúp bạn dễ dàng theo dõi và thao tác từ xa mà không cần có mặt tại nhà.

Khi sử dụng các ứng dụng này thì internet là điều kiện cần để bạn có thể thực thi công việc và độ ổn định server của hãng cung cấp giải pháp smart home chính là điều kiện đủ. Quý bạn đọc có thể xem chi tiết hơn ở phần 3 của seri này: Các hãng Nhà thông minh phổ biến hiện nay tại Việt Nam – Hàng nội và hàng ngoại để lựa chọn cho mình 1 địa chỉ uy tín nhé.

Có những người vẫn còn nhầm lẫn giữa Nhà thông mình và Nhà tự động?

Chúng tôi nghĩ là sẽ không làm một bảng so sánh giữa nhà thông mình và nhà thông thường nữa. Vì nó đã quá rõ ràng rồi. Nhưng giữa nhà Thông minh và nhà tự động thì có thể nhiều người đang hoang mang hoặc nhầm lẫn. Nếu bạn đang trong số nhiều người này thì cũng không cần áy náy vì bạn đang nằm trong số đông. Và điểm may mắn của bạn hơn họ là sau khi khám phá xong phần này, bạn sẽ vỡ òa vì 2 khái niệm này có ranh giới mỏng manh nhưng khác nhau lắm.

Xin được trích phân đoạn phân tích Nhà thông minh như sau của DELECT:

“Howland nói: “Smart home - Thông minh ở đây là những thiết bị được điều khiển bằng giọng nói. Nhưng nó cần đầu vào và được lập trình để giải quyết. Tuy nhiên, nếu ngôi nhà thực sự thông minh, nó sẽ tự tham gia vào việc phát triển và trở nên tốt hơn".

Howland thiết kế DELECT trở thành công ty đưa ra nhiều giải pháp giúp ngôi nhà có thể xác định nhiều phần mềm hơn, để nó có thể tự học hỏi và thay đổi. Các ngôi nhà trong dự án của công ty có 300 điểm dữ liệu thời gian thực. Giống như công nghệ của Tesla, chúng có thể theo dõi những thông tin đó để tương tác hai chiều, thực hiện các cải tiến trong suốt quá trình.

Các giải pháp sẽ không chỉ làm cho người dùng thoải mái mà còn bảo vệ sức khỏe của họ, bằng cách so sánh không khí trong nhà và ngoài trời để quyết định thời điểm luân chuyển không khí. Ngôi nhà cũng sẽ kiểm tra nhiệt độ xung quanh và lắng nghe nhịp tim trong khi các thành viên đang ngủ để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đến mức CO2 trong nhà, kích hoạt HVAC (hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí) khi cần. Vào tháng 10 vừa rồi, DELECT cho ra mắt một sản phẩm và tất cả các tính năng cực kỳ thông minh trên sẽ được tích hợp.”

Theo HomeQ, chúng tôi cho rằng  Nhà tự động đơn thuần chỉ là các thiết bị Điện hoạt động độc lập theo các kịch bản và lịch trình đã được cài đặt sẵn cho thiết bị đó. Các hoạt động này không thể tùy biến theo các ngữ cảnh thực tế. Bạn chấp nhận cài đặt bật/tắt tự động cho một thiết bị điện theo đúng quy trình, thời gian nhất định mà thiết bị không thể tự tùy biến, điều chỉnh thêm được gì, nó gần giống như cái timer vậy. Ngoài ra, các thiết bị tự động cũng có thể làm việc với nhau theo các rule đã cài đặt cụ thể.

Bạn có thể đọc lại phần Cách thức hoạt động của nhà thông minh của bài viết này và nhớ rằng điều khiển Smarthome có 6 level. Vậy thì, đến level 3 đó chính là kết thúc biên giới của Nhà tự động. Level 4 thực sự là lằn ranh giữa Nhà tự động và Nhà thông minh. Đến Level 6 đó mới thực sự là một ngôi nhà thông minh hoàn hảo.

Đến giờ thì đã có thể khẳng định Nhà tự động là tập con của Nhà thông minh rồi chứ nhỉ! Nếu như bạn mua 1 thiết bị về nhà và làm cho nó tự động hết hoặc dùng để điều khiển qua điện thoại thì thực sự nó chưa hẳn thông minh đâu nhé.

Tất nhiên là chúng ta có thể lạm dụng từ Nhà thông minh một xíu để cho phép nhà mình trở nên đẳng cấp một chút cũng không hề hấn gì.

       Bài viết đã khá dài nhưng còn nhiều điều cần khám phá tiếp ở phía sau. Nếu bạn thực sự đang tìm hiểu về nhà thông minh và muốn biết cặn kẽ tổng quan về nhà thông minh thì chúng ta vẫn tiếp tục nhỉ. Bạn cũng có thể tìm hiểu hơn nữa ở các phần chi tiết của seri Smarthome toàn tập này của công ty TNHH Nhà Thông Minh HomeQ sưu tập và biên soạn.

Nhà thông mình và Nhà tự động

Nhà thông minh có nhiều ưu điểm nhưng chẳng lẽ không có khuyết điểm?

Ưu điểm chính là những lợi ích thiết thực mà Smarthome đem lại cho gia đình bạn khi sử dụng, HomeQ đã đề cập phía trên. Nhưng cái gì sinh ra cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Và thưa rằng Smart home cũng có đó nhé. Sau đây là một số khiếm khuyết lớn đang làm cho một vài người phân vân có nên trang bị cho nhà mình hay không, mặc dù Nhà thông minh là xu hướng hiện đại, giống như chiếc điện thoại kè kè bên bạn vậy.

Vấn đề đầu tiên khi biến một ngôi nhà “thông thường” trở nên “thông minh” hơn đó là giá cả. Nhu cầu của mỗi người đều khác nhau nên suất đầu tư có thể dao động từ vài triệu, vài chục triệu thậm chí vài trăm triệu. Chúng tôi không gọi đây là “chi phí”, vì theo Shark Hưng “chi ra mà “tốt” thì đâu gọi là “phí””. Có thể nói, giá cả vẫn là điều mà sự quan tâm được đặt lên hàng đầu khi HomeQ Smarthome tư vấn cho khách hàng, giúp Khác hàng chọn được những giải pháp Nhà thông minh tối ưu.

Một hạn chế thứ hai của nhà thông minh là sự phức tạp trong cảm nhận, một số người gặp khó khăn khi sử dụng công nghệ như người lớn tuổi. Để xóa bỏ được sự suy nghĩ đã ăn sâu vào tâm trí, ví dụ như thiết bị cơ cũng bền, xài trước đến nay có ảnh hưởng gì đâu v.v… thì cần phải có thời gian và trải nghiệm.

Khiếm khuyến thứ ba, hiện nay các nhà sản xuất thiết bị thông minh đang rời rạc và phân mảnh. Vì là một thị trường mới nên chưa có tiêu chuẩn vàng nào dành cho Smart home. Mỗi nhà sản xuất sử dụng mỗi hệ sinh thái khác nhau. Vì vậy thời gian tới, hy vọng tất cả các thiết bị smarthome đều sử dụng cùng một giao thức hoặc ít nhất, bổ sung thêm một giao thức khác.

Một vấn đề khác nữa chính là vấn đề an ninh bảo mật trên Internet. Báo cáo năm 2016 của NTT Data Corp. cho thấy rằng 80% người dùng Mỹ quan tâm đến tính bảo mật dữ liệu smart home của họ. Nếu tin tặc có thể xâm nhập vào một thiết bị thông minh thì cũng rất gay go. Ngoài việc bảo mật, thì vấn đề dữ liệu riêng tư cũng rất được quan tâm. Hầu như, các nhà sản xuất thiết bị phần cứng hay phần mềm smart home đều muốn thu thập dữ liệu người dùng để điều chỉnh sản phẩm của họ tốt hơn, hoặc cung cấp các dịch vụ mới cải tiến cho khách hàng, nhưng sự tin tưởng và minh bạch là điều quan trọng để các nhà sản xuất xây dựng lòng tin với người sử dụng các sản phẩm thông minh của họ.

Và cuối cùng là tính ổn định của hệ thống Smarthome. Đây là câu hỏi của nhiều người khi được tư vấn sử dụng Nhà thông minh. Mời bạn theo dõi thêm tại phần 13 của Seri Smarthome toàn tập để lưu ý vấn đề này.

Các khuyết điểm này gần trùng với bất kỳ hệ thống công nghệ nào hiện nay. Các nhà sản xuất thiết bị IoT cũng đã hiểu được những vấn đề này và đang ngày một cải thiện sản phẩm tốt nhất cho người dùng để hướng tới smarthome hóa ngôi nhà. Đó là xu hướng tất yếu.

Xu hướng mà Smarthome hiện đại đang hướng tới.

Tại Việt Nam, Statista thống kê cho thấy thị trường nhà thông minh dự đoán đạt 183,9 triệu USD vào năm 2021 và 251 triệu USD vào năm 2022. Với tốc độ tăng trưởng 25%/năm trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến đến năm 2025, tổng doanh thu thị trường smart home Việt Nam đạt 449,1 triệu USD. Với khoảng 10,5% hộ gia đình trang bị smart home, Việt Nam trở thành thị trường smart home đứng thứ 28 trên toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam có nhiều thương hiệu trong cũng như ngoài nước phát triển vô cùng mạnh mẽ. Các hãng đòi hỏi phải luôn phát triển các giải pháp ngày càng thông minh, tiện dụng hơn để có thể cạnh tranh tại thị trường này. Đặc biệt nắm bắt xu hướng phát triển để phù hợp với thị hiếu người dùng. Các xu hướng của Smarthome sắp tới sẽ là.

  • Đơn giản hóa các thiết bị thông minh

Nếu như trước đây, khi nhắc tới Smart home người ta thường nghĩ tới các thiết bị với chi phí đắt đỏ kèm theo đó là phải có chuyên môn kỹ thuật cao thì bây giờ các nhà sản xuất đã thay đổi hoàn toàn. Các sản phẩm hiện nay đơn giản hơn, tao nhã hơn, chỉ cần dùng công tắc cảm ứng hoặc giọng nói để điều khiển thiết bị. Bên cạnh đó thiết kế cũng trở nên nhỏ gọn, tinh tế và hiện đại.

Xu hướng phần mềm có giao diện thân thiện với người dùng cũng được coi là tiêu chí đứng đầu nhằm giảm các thao tác phức tạp, cách kết nối đơn giản hơn và thông minh hơn. Dự báo trong những năm tới đây, các thiết bị nhà thông minh sẽ được tích hợp AI để tăng tương tác với người dùng, hướng tới sử dụng kết nối không dây đơn giản.

  •  Tăng cường bảo mật, tiện nghi hơn cho người dùng

Với nhu cầu dùng công nghệ cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Khách hàng đang dần ưu tiên cho những sản phẩm có nhiều tính năng thông minh. Song song đó, vấn đề an ninh của thiết bị điện cũng được chú ý nhiều. Họ muốn căn nhà của mình có thể tự bảo vệ chính nó.

  •  Tiết kiệm hơn và sống xanh với môi trường

Tiết kiệm và sống xanh đang là xu hướng của Smart home trong những năm gần đây. Tiết kiệm không chỉ là về chi phí lắp đặt mà còn về năng lượng hằng ngày của gia đình bạn. Trước đây bạn thường không thể kiểm soát được mức độ sử dụng điện trong gia đình thì bây giờ việc này đã có thể giải quyết bằng các thiết bị điện thông minh.

  • Sử dụng nhà thông minh bằng giọng nói và trí tuệ nhân tạo AI

Một trong các trợ lý ảo phổ biến nhất tại Việt Nam đó là Google Assistant. Với những người dùng đã sử dụng qua thiết bị nhà thông minh thì khái niệm trợ lý ảo sẽ không còn quá xa lạ. Đây là một công cụ đắc lực giúp cho ngôi nhà trở nên thông minh và hoàn toàn tự động, bạn sẽ không còn phải thực hiện các thao tác thủ công mà hoàn toàn điều khiển các thiết bị nhà thông minh chỉ với giọng nói. Và cao hơn thế là ủy nhiệm cho trợ lý tự xử lý những vấn đề nhỏ nhặt trong nhà.

Có nên tự tay lắp đặt Nhà thông minh hay không?

Đã cất công tìm hiểu Nhà thông minh đến đây rồi thì chúng tôi nghĩ chắc bạn đang có câu hỏi như vậy.

Là một người yêu công nghệ và bạn sẵn sàng bỏ thêm thời gian để tìm hiểu các kiến thức Smart home, với mong muốn có được một ngôi nhà hoàn hảo đúng nghĩa, bạn hoàn toàn có thể tự tay lắp đặt các thiết bị Nhà thông minh. Với xu hướng “Đơn giản hóa các thiết bị thông minh” thì các hãng sản xuất hướng tới người dùng tự lắp đặt là điều tất yếu.

HomeQ Smarthome với sứ mệnh “mang đến cho tất cả mọi người những ngôi nhà hiểu chủ nhân nhất”, chúng tôi sẵn sàng đem tâm huyết của mình để hướng dẫn mọi người cụ thể nhất trong lĩnh vực này. Các bạn nếu đọc và theo dõi hết seri Smarthome toàn tập, chúng tôi khẳng định bạn sẽ tự tay mình chuyển đổi ngôi nhà của mình trở nên thông minh hơn nhờ vào những kinh nghiệm và khả năng của bản thân tích lũy được.

Bạn cũng có thể tải các tài liệu của chúng tôi tại trang https://homeq.vn/tai-lieu để nghiên cứu.

Việc lắp đặt ngôi nhà thông minh hiện nay có thể áp dụng được trên những ngôi nhà đang ở. Việc thay thế hệ thống điện thông thường bằng hệ thống điện thông minh cũng dễ dàng với những giải pháp không quá phức tạp. Vì vậy, nhà thông minh ngày nay không chỉ dành riêng cho các ngôi nhà mới xây nữa.

Tất nhiên, những công ty thiết kế, thi công lắp đặt Nhà thông minh chuyên nghiệp vẫn rất cần thiết. Họ là đơn vị thi công những dự án có yêu cầu những giải pháp phức tạp, đồ sộ và gia chủ không có nhiều thời gian để tự tay lắp đặt.

Các đơn vị thi công smarthome uy tín hiện nay và những lưu ý trong việc chọn công ty thiết kế và lắp đặt Nhà thông minh xin vui lòng xem phần 4 của seri Smarthome toàn tập.

Câu hỏi cuối để chốt! Giá nhà thông minh có đắt không?

Tỷ phú Mỹ Bill Gates được xem là người khởi xướng cho “phong trào” làm smart home. Từ hàng chục năm trước, khách đến ngôi nhà trị giá 125 triệu USD của ông được gắn “kim găm điện tử” ghi nhớ các sở thích của khách. Khách đi tham quan đến đâu sẽ tự động bật điều hòa, phát nhạc, xem phim… Từ đó mọi người cứ mặc định Nhà thông minh là phải giá cao mới làm nổi.

Ngày nay, có khá nhiều hãng thiết bị Smart Home giá rẻ của Trung Quốc hay của Việt Nam, bạn có thể mua trải nghiệm Nhà thông minh với giá chỉ chưa tới 10 triệu đồng. Tất nhiên giá nào của đó, khó mà được 3 tiêu chí “Ngon – Bổ - Rẻ” chúng tôi có bài viết trong Seri Smarthome toàn tập này hướng dẫn lựa chọn Smarthome giá rẻ để trải nghiệm.

Bạn cũng có thể triển khai Nhà thông minh với từng bước sau. Ban đầu, bạn có thể sử dụng các sản phẩm thông minh đơn giản cũng như giải pháp đơn giản như: công tắc thông minh, khóa cửa thông minh, cảm biến chuyển động, cảm biến cửa… để trải nghiệm cũng như làm giảm suất đầu tư ban đầu nhỏ lại dễ ra quyết định. Điều này thì bạn nên lưu ý, nhà là để ở, vì vậy nếu đã tính lâu dài thì bạn nên lựa chọn các hãng chất lượng để triển khai. Sau đó bạn có thể đầu tư thêm dần để ngôi nhà trở thành một ngôi nhà smarthome đúng nghĩa. Bạn xem thêm bài viết phần 6 và phần 7 của Seri nhé.

Còn nếu bạn là người điều kiện, muốn triển khai ngay cả hệ thống nhà thông minh một lần cho gọn gàng tránh lắt nhắt về sau. Thì lời khuyên cho bạn là hãy thuê ngay một đơn vị chuyên nghiệp, phụ trách giúp bạn tư vấn và lắp đặt toàn bộ hệ thống. Việc của bạn chỉ là hưởng thụ thành quả Smarthome mang lại mà thôi.

Thường thì khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng các công ty sẽ tính bao gồm cả giá thiết kế cũng như nhân công lắp đặt nhà thông minh. Vậy nên bạn không cần lo về vấn đề phát sinh cho điều này. Giá thông thường sẽ báo chi tiết số lượng thiết bị cho những giải pháp cụ thể. Giải pháp càng nhiều, quy mô nhà bạn càng lớn thì giá thành đầu tư càng cao.

Ở HomeQ Smarthome, chúng tôi ngoài cung cấp các thiết bị chính hãng, chất lượng Châu Âu, thì cũng cung cấp dịch vụ thiết kế, tư vấn và lắp đặt thiết bị Nhà thông minh với giá cả thấp nhất, phù hợp cho từng dự án của khách hàng. Bạn có thể tham khảo các dịch vụ của HomeQ tại https://homeq.vn/dich-vu/

Chúng tôi cũng có bảng giá dự báo cho các công trình quy mô khác nhau cũng như các combo và khuyến mãi tại trang Báo giá.

HomeQ cũng luôn chờ các bạn liên hệ qua số hotline 08 2222 1117 để được giải đáp tất cả các thắc mắc về Nhà thông minh.

Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp được toàn bộ các thắc mắc: Thế nào là nhà thông minh? Nhà thông minh là gì? Smarthome là gì? của quý bạn đọc.

Hãy theo dõi thêm các bài viết cụ thể trong chuỗi bài Seri Smarthome toàn tập của Nhà Thông Minh HomeQ bạn nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này